Rận tai ở mèo là một loại bệnh ngoài da gây ngứa ngáy và khó chịu cho mèo cưng của bạn. Nó thường kí sinh trên cơ thể, nằm trong những lớp lông của mèo. Chúng cắn và sau đó hút máu khiến mè cảm thấy khó chịu và gãi, có thể là cắn vào da dẫn đến việc lông bị rụng và vùng da đó sẽ bị thương trầm trọng hơn. Nếu để lâu có thể gây nên nhiễm trùng thậm chí là bị ghẻ, giun sán,…Vậy nguyên nhân là do đâu và điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến rận tai ở mèo
Rận tai ở mèo là một vấn đề khá phổ biến ở các gia đình nuôi động vật và sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến:
Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh
Rận tai là bệnh rất dễ lây lan khi có sự tiếp xúc giữa các loài động vật chẳng hạn như chó, thỏ,…
Môi trường mèo sống không sạch sẽ
Môi trường sống cũng góp một phần khá lớn trong việc khiến rận tai ở mèo. Nếu không được vệ sinh thường xuyên thì sẽ là điều kiện giúp rận tai phát triển lớn hơn.
Lây từ mèo mẹ
Mèo con có thể bị lây trong quá trình bú sữa mẹ và tiếp xúc với mèo mẹ.
Hệ miễn dịch không tốt
Mèo có hệ miễn dịch kém hay đang bị mắc bệnh nào đó cũng là nguyên nhân bị nhiễm rận tai ở mèo.
Các triệu chứng rận tai ở mèo
Ngứa và hay gãi tai
Mèo bị rận ở tai thường có biểu hiện gãi tai, cổ, đầu liên tục do ngứa gây nên khó chịu.
Lắc đầu nhiều
Khi cảm thấy có vật thể lạ ở cơ thể thì mèo hay lắc đầu để loại bỏ rận tai khiến chúng rơi xuống và biến mất.
Ráy tai xuất hiện nhiều
Tai của mèo có thể xuất hiện nhiều ráy tai màu nâu hoặc màu đen và đôi lúc trông như bã cà phê.
Các cách trị rận tai ở mèo
Sử dụng thuốc xịt khử trùng
Thuốc khử trùng có công dụng làm loại bỏ và ngăn ngừa các mầm mống bệnh có thể truyền nhiễm, các loài vi khuẩn ảnh hưởng xấu và các ấu trùng ký sinh trên người mèo trong môi trường sinh sống của nó. Chúng ta có thể xịt trực tiếp lên cơ thể bên ngoài là da và lớp lông của mèo để thanh trùng cơ thể. Ngoài ra, chủ nuôi còn có thể xịt xung quanh nơi ở của chúng để tăng khả năng rận quay lại và tái nhiễm.
Sủ dụng sữa tắm trị rận
Với phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm và thêm miếng bọt biển để có thể làm sạch tốt hơn. Sau đó cho một lượng sữa tắm vừa đủ ra tay hoặc miếng bọt biển rồi tạo bọt và xoa thật đều lên bề mặt cơ thể mèo. Để xà phòng trên người tầm 1 phút đến 2 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Cuối cùng là rửa lại bằng nước ấm thật sạch.
Sau khi đã hoàn thành, bạn nên dùng một chiếc khăn lau cho ráo nước cơ thể mèo rồi sử dụng máy sấy lông ngay sau đó.
Đây là phương pháp vừa giúp trị rận tai ở mèo vừa giúp chúng được thơm tho và sạch sẽ hơn rất nhiều.
Sử dụng thuốc trị rận cho mèo
Thuốc trị rận ở mèo thì đa dạng như loại phổ biến nhất vẫn là dạng xịt và nhỏ gáy. Tùy vào cơ địa của mèo mà chủ nhân sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất để sử dụng trị bệnh cho mèo cưng của mình.
Những loại thuốc này sẽ làm tê liệt thần kinh của lũ rận, tiêu diệt nhanh chóng các loại rận và ngăn chặn sự phát triển lây lan của bọn ấu trùng đang kí sinh trên cơ thể mèo.
Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng và nồng độ phù hợp với mèo để tránh gây ngộ độc vì thuốc và trị rận tai ở mèo thành công.
Một số câu hỏi thường gặp về rận tai ở mèo
Mèo bị rận có lây qua sang người không?
Rận là loài động vật rất nhỏ, nhìn qua thì ta không thể thấy được mà phải vạch lông của thú cưng ra. Nó sinh tồn bằng cách kí sinh trên cơ thể vật nuôi và cơ thể con người không phù hợp để rận sinh sản và tồn tại.
Mặc dù rận không lây sang người được nhưng nó vẫn có thể hút máu người. Vì vậy, nếu xuất hiện rận tai ở mèo thì bạn cũng phải vệ sinh nơi ở sạch sẽ và giữ cho không khí thoáng đãng, thơm tho để tránh rận tồn tại và điều trị cho mèo càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chủ và vật nhé!
Rận ở mèo có tự hết không?
Rận ở mèo không thể tự biến mất được mà phải được điều trị đầy đủ và triệt để. Dưới đây là một số lý do mà rận không thể tự hết được:
Chu kỳ sống của rận: Rận có thể sống rất lâu trên cơ thể bé mèo và liên tục đẻ để duy trì sự tồn tại của chúng.
Khả năng lây lan: Rận có thể lây giữa cơ thể mèo với nhau hay từ môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ.
Khả năng chịu đựng: Rận có thể không cần hút máu mà vẫn sống được trong một thời gian dài cho nên việc tiêu diệt chúng sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.
Đó là tất cả thông tin về nguyên nhân và cách điều trị rận tai ở mèo mà các bạn nuôi thú cưng cần biết. Nếu có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage Facebook hay zalo nhé!