Chó bị ốm bỏ ăn là tình trạng mà nhiều gia đình gặp phải. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể bị đe dọa bởi nhiều căn bệnh ác quỷ. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để biết được nguyên nhân là do đâu và hướng điều trị nhé!
Mục lục
Dấu hiệu của chó bị ốm bỏ ăn
Hãy quan sát chó cưng hằng ngày và nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường thì trong người nó đang cảm thấy không khỏe và các biểu hiện thường gặp như:
Chó bỏ ăn, mệt mỏi, nằm im một chỗ
Khi chó bị ốm bỏ ăn thì các bạn thường nghĩ nó bị giun sán, nhưng thật ra không phải do đó. Tình trạng giun chỉ thường gặp ở những con chó dưới hai tháng tuổi còn chó lớn hơn thì rất ít gặp.
Có thể chó của bạn đang bị đau răng. Khi đó bạn nên cho chúng ăn loại thực phẩm mềm và dễ nhai hơn. Nếu không phải hai lý do đó thì bạn nên đưa nó tới gặp bác sĩ thú y. Việc xác định nguyên nhân và điều trị sớm sẽ giúp chú cún nhanh khỏ bệnh và tránh được các mối đe dọa lớn.
Nhiệt độ cơ thể chó thay đổi
Động vật cũng giống như người, khi thời tiết thay đổi thì nhiệt độ cơ thể chúng cũng đổi thay theo. Và nó sẽ bị ốm, chó không biết nói vậy nên khi ốm thì chúng sẽ không thể nói là mệt. Bạn nên thường xuyên để ý đến chúng để phát hiện bệnh kịp thời. Chúng sẽ thường có biểu hiện uể oải, mệt mỏi, run lẩy bẩy, cùng với đó là vẻ mặt u sầu, lờ đờ. Chúng sẽ ít vận động đi lại hơn và ngủ nhiều hơn bình thường.
Nôn mửa, tiêu chảy, táo bón và xuất hiện máu
Nếu chúng có những biểu hiện ở trên thì chắc chắn rằng chúng đang bị ốm và nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng như bệnh parvo hay care hoặc bị nhiễm ký sinh trùng máu. Những biểu hiện trên ở chó bị ốm bỏ ăn rất nghiêm trọng, chủ nhân không thể tự ý chữa trị mà phải đem đến bác sĩ để họ có phương pháp khám và điều trị khoa học hơn.
Sốt, quặp đuôi, loạng choạng khi đi đứng
Bạn nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện về thân nhiệt, tần suất đi vệ sinh, về đặc điểm của nước tiểu và phân cũng như biến đổi tâm sinh lý. Khi có dấu hiệu nào khác thường hay trở nặng thì hãy nghĩ ngay đến việc đưa nó đến bệnh viện thăm khám.
Nguyên nhân khiến chó bị ốm bỏ ăn
Chú chó bị ốm bỏ ăn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ môi trường sống, tâm lý đến vấn đề sứ khỏe. Chó lười ăn cũng do nhiều nguyên nhân đẫn đến mất cảm giác thèm ăn. Ví dụ như chó bị tiêu chảy cũng khiến chúng chán ăn.
Do bệnh lý
Nhiễm khuẩn hoặc tiêu chảy: Chó bị nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa có thể gây chán ăn, cùng với bị tiêu chảy và nôn ọe.
Bệnh gan, thận: Các loại bệnh liên quan đến thận và gan làm khả năng ăn của nó kém đi.
Rối loạn tiêu hóa: Chó bị ốm bỏ ăn có thể do bị viêm dạ dày, ruột hoặc do sỏi bàng quang.
Bệnh về tim: Nếu chúng gặp vấn đề về tim và khiến giảm sức lực và khả năng ăn đồ ăn của nó.
Do răng lợi: Chó có thể ăn uống kém nếu thấy đau răng và lợi.
Bệnh nội tiết: Bị tiểu đường hay tăng giảm hoocmon tuyến giáp cũng khiến khả năng tiêu thụ thức ăn giảm sút.
Tâm lý: Chú chó cảm thấy stress và căng thẳng
Phản ứng của thuốc: Nếu chúng đang điều trị bằng loại thuốc nào đó cũng có thể gây biếng ăn.
Viêm răng lợi: Trường hợp đau răng không gặp nhiều ở cún nhưng cũng nên kiểm tra để đảm bảo an toan hơn. Nếu chúng có triệu chứng thì bạn nên trộn thức ăn hạt cùng với sữa hoặc nước giúp thức ăn mềm hơn và chú cún sẽ dễ nuốt hơn.
Ung thư: Loại bệnh này cũng có thể gặp và khiến chúng trở nên biếng ăn.
Do thay đổi môi trường
Trường hợp thay đổi chủ nhân khiến chó bị ốm bỏ ăn chắc hẳn không còn lạ gì nữa. Khi chúng phải đến một nơi khá sinh sống, gặp những con người mới, âm thanh khác thì cúng sẽ cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng và có thể bị nôn mửa, tiêu chảy.
Cách điều trị chó bị ốm bỏ ăn
Đưa đến bác sĩ thú y
Đây là bước quan trọng mỗi khi chú chó có biểu hiện bất thường. Bác sĩ sẽ tiến hành khám và đưa ra kết luận chính xác để tránh các rủi ro cho chó cưng của bạn.
Điều chỉnh lịch trình ăn uống
Bạn nên cố định thời gian ăn uống của nó, nhằm tạo nên thói quen. Nếu chúng được chuyển nhà mới thì bạn nên cho ăn theo thực đơn của chủ cũ, vì chó có bản năng nhớ mẹ nhớ đàn sau khi bị đổi chủ nhân.
Không nên cho nó ăn đồ vặt, bạn nên thưởng cho nó sau mỗi lần làm tốt điều gì đó khiến chúng cảm nhận được và sẽ tiếp tục phát huy. Nếu bạn muốn thay đổi thức ăn cho có thì nên từ từ và tránh đột ngột. Bạn có thể tham khảo tần suất cho chúng ăn như sau:
- Dưới 3 tháng tuổi 4 lần/ngày
- Từ 3 đến 8 tháng thì 3 lần/ngày
- Trên 8 tháng thì 2 lần/ngày
Tạo không gian riêng
Bạn nên để cho chú chó có một không gian riêng tư khi ăn uống. Một số con chó sẽ cảm thấy khó chịu khi bị người khác nhìn khi ăn.
Thêm gia vị kích thích ăn
Bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn ngon vào bữa ăn giúp kích thích vị giác và ưu tiên đồ ăn ướt khiến quá trình ăn của nó dễ dàng hơn đặc biệt khi gặp vấn đề tiêu.
Vận động thường xuyên
Bạn nên dẫn chó đi dạo hàng ngày và chơi với chúng nhiều hơn, ví dụ như ném đĩa bay cao su sẽ giúp chúng nhanh cảm thấy đói và ăn uống ngon miệng hơn.
Đó là tất cả các vấn đề mà chó bị ốm bỏ ăn hay gặp phải, nếu bạn có câu hỏi thắc mắc thì liên hệ với chúng tôi qua Fanpage Facebook hoặc Zalo 097 903 44 05.